1. Bột trét tường là gì?
Bột trét tường còn được gọi bằng một số tên khác như: bột bả tường, bột trét tường, bột matit, bả matit, trét matit, bả tường, bột bả matit, và một số tên gọi địa phương khác.
Bột Trét tường là loại vật liệu xây dựng được pha trộn với nước để thi công lên bề mặt tường có tác dụng làm phẳng, mịn nhằm tăng tính thấm mỹ cho tường nhà.
2. Thành phần cấu tạo của bột Trét tường
Chất kết dính
Chất độn
Phụ gia
3. Vì sao sử dụng bột trét tường?
Thi công bột trét tường (sơn bả) là kỹ thuật sơn được áp dụng giúp cho bề mặt tường đạt đến độ mịn cao, bóng (gần như tuyệt đối). Tuy nhiên có cả mặt ưu điểm và nhược điểm như sau:
*Ưu điểm:
Giúp tạo ra bề mặt tường rất mịn, bóng bẩy.
Phù hợp sử dụng sơn phòng khách, phòng trưng bày … ít có đồ vật tiếp xúc với tường.
*Nhược điểm:
Bột tré tường tường có tuổi thọ không cao, không bền
Dễ sứt mẻ, xước tường nếu có va chạm nhỏ bởi các hoạt động hằng ngày.
Bột trét tường hiện tại được sử dụng rất nhiều trong các công trình thi công sơn. Tuy nhiên, rất nhiều gia chủ đã hỏi chúng tôi rằng: “Nên sơn tường trực tiếp không bả hay nên dùng bột trét tường?”
Thực tế, các sản phẩm ngày nay đã được sản xuất phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc lo ngại khi sử bột trét tường khiến tuổi thọ của sơn bị hao giảm không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.
Việc thi công sơn tường trực tiếp không sử dụng bột trét cũng có một số khuyết điểm. Như: Bề mặt tường không được phẳng mịn, lượng sơn cần thi công cũng tốn hơn.
-> Chính vì vậy, nắm bắt được ưu và nhược điểm của thi công, mọi người có thể lựa chọn các sản phẩm chất lượng đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như Dulux, Jotun.
4. Cách pha bột
– Một bao bột 40 kg sẽ được pha trong khoảng 14 – 16 lít nước sạch, nghĩa là tỷ lệ pha bột trét tườngsẽ là 1 bột/3 nước.
– Để bột không bị vón cục, nên cho bột từ từ vào nước và khuấy nhẹ, đều tay. Sau đó dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy khuấy mạnh cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên nhão và đồng nhất.
– Sau 7 – 10 phút, khi các hóa chất trong hỗn hợp phát huy tác dụng thì tiến hành khuấy một lần nữa trước khi bước vào thi công bột trong nhà.
*Lưu ý khi pha bột
– Dùng nước sạch để pha bột theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất, pha đến đâu thì dùng đến đó bởi quá 60 phút sau khi pha thì hỗn hợp sẽ bị đông kết.
– Bột trét sau khi pha trộn cần sử dụng ngay trong vòng 2 giờ. Hỗn hợp bột bả đã pha không sử dụng hết sẽ bị đông cứng không thể thi công được nữa, cũng như không thể tiếp tục thêm nước vào để hòa tan hỗn hợp bột đã chết ra được. Mọi người cần lưu ý điều này để tránh lãng phí. Chỉ nên pha trộn lượng bột bả vừa đủ để thi công.
– Tuyệt đối không pha trộn thêm bất cứ chất phụ gia nào trong hỗn hợp. Sau khi thi công thì bảo quản lượng bột dư thừa ở nơi khô ráo và thoáng mát.
5.Cách bả bột
So với cách pha trộn thì cách sử dụng bột trét tường đơn giản hơn theo các bước sau:
– Dùng bay trét 2 lớp bột lên bề mặt tường với độ dày không quá 1,5 mm, nếu dày hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình khô, bám dính và độ bền của bột. Thời gian giữa 2 lớp là cách nhau 3 – 4 giờ, sau 6 – 8 giờ là có thể tiến hành sơn lót.
6. Những điều cần lưu ý trước khi pha và bả bột
Để việc pha và bả bột đạt hiệu quả tốt nhất thì các bạn cũng cần tìm hiểu về quy trình sử dụng loại sản phẩm này
− Xử lý bề mặt tường là khâu đầu tiên gia chủ cần thực hiện trước khi pha và bả bột. Bề mặt tường cần phải sạch và nhẵn để việc thi công dễ dàng và đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
− Giữ cho mặt tường khô ráo trước khi trét bột.
− Yêu cầu về độ dày lớp bột trét:
• Với lớp lót: độ dày tốt nhất 3mm hoặc có thể làm dày hơn tùy theo yêu cầu của người sử dụng
• Với lớp phủ: Độ dày tối đa 2mm. Không nên trét lớp phủ quá dày sẽ tường dễ bị rạn nứt
Hy vọng bài viết trên đã giúp các gia chủ giải đáp được thắc mắc cách pha và sử dụng đúng kỹ thuật là như thế nào. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với Khởi Tiến để được giải đáp nhé.